7 loại trái cây chủ lực của Tiền Giang

Thông tin 7 loại trái cây chủ lực của Tiền Giang: BƯỞI LÔNG CỔ CÒ: Là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Quả bưởi có dạng hình quả lê, bên ngoài có lớp lông trắng mịn, sờ tay hơi nhám, lớp lông này sẽ rụng dần. Khi chính, vỏ quả bưởi có màu xanh vàng, có phủ lớp lông tơ mỏng bên ngoài. BƯỞI Đặc tính chủ yếu: Vỏ quả dày, trong quả bì màu trắng hồng, thịt quả màu vàng đỏ, dễ lột, vị ngọt đến ngọt chua nhẹ, độ Brix từ 10-11%, khá nhiều nước, mùi thơm. Mỗi trái từ 5 -30 hột. Trọng lượng: 0.9 – 1.4kg/trái, cá biệt có trái to đến 2kg. Bưởi lông Cổ Cò có thể tồn trữ được trên 20 ngày nếu được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng. Diện tích trồng bưởi toàn tỉnh là 4.450 ha (diện tích cho sản phẩm 4.025 ha, năng suất: 19 tấn/ha – 79.000 tấn/năm), trong đó bưởi lông Cổ Cò là 900 ha, sản lượng: 15.000 tấn/năm. Vùng chuyên canh: xã Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, An Thái Trung, Mỹ Lương, Hòa Hưng, Hòa Khánh và một số xã phụ cận thuộc huyện Cái Bè. Bưởi lông Cổ Cò cho trái quanh năm, rộ nhất vào Tết Trung Thu và Tết Nguyên đán đến tháng 2 âm lịch. THANH LONG: Được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam từ hơn 100 năm nay với nguồn gốc từ Pháp. Ban đầu Thanh long được trồng cho vua ăn sau đó là cho những người giàu có. THANH LONG Đặc tính chủ yếu: Quả thanh long chứa nhiều nước và các chất khoáng, có thành phần dinh dưỡng phong phú, thịt trái màu trắng, ráo, xen lẫn những hạt nhỏ màu đen, mềm, ngon, vị ngọt thanh, có tác dụng tốt cho sức khoẻ và đặc biệt là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam. Hiện nay diện tích trồng thanh long toàn tỉnh có 3.020 ha, trong đó có 1.200 ha trồng bằng trụ bê tông. Sản lượng thanh long đạt từ hơn 20 tấn/ha – 53.000 tấn/năm. Trọng lượng: 300 – 450g/trái, có trái to đến 900g. Thanh long được xử lý cho trái quanh năm, mùa thuận vụ từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, nghịch vụ từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch. Ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng và ruột đỏ. Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn thứ 2 ở Việt Nam được trồng tập trung ở xã Quơn Long, Đăng Hưng Phước, Mỹ Tịnh An, Thanh Bình, Trung Hoà và Tận Bình Thạnh,… thuộc huyện Chợ Gạo. Ở Tiền Giang thanh long được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 19,74 ha, sản lượng hàng năm 583 tấn. SẦU RIÊNG: Có tên khoa học là Duro Zibethinus Murr. SẦU RIÊNGĐặc tính chủ yếu: Vỏ dày, cứng, gai nhọn lởm chởm, múi có màu vàng óng ánh, hương vị đậm đà, bay xa trong không khí, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Diện tích: Sầu riêng trồng hiện nay ở Tiền Giang là 5.430 ha. Sản lượng: 16 tấn/ha – 85.000 tấn/năm. Trọng lượng: 2,0 – 4,5kg/trái. Mùa vụ: Sầu riêng cho trái quanh năm, chính vụ từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch, nghịch vụ từ tháng 9 đến tháng 4 dương lịch. Vùng chuyên canh: tập trung chủ yếu ở nam Quốc lộ 1A của huyện Cai Lậy, bao gồm xã Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Hội Xuân, Long Khánh, Cẩm Sơn… VÚ SỮA: Có tên khoa học là Chrysophyllum cainito L, thuộc họ hồng xiêm. VÚ SỮA Đặc tính chủ yếu: Quả có dạng hình cầu hơi thuôn, màu sắc quả vàng nhạt, phần vỏ còn lại màu xanh nhạt, vị ngọt béo và mùi thơm. Diện tích: Vú sữa trồng hiện nay ở Tiền Giang là 3.200 ha. Sản lượng: 19 tấn/ha – 60.000 tấn/năm. Trọng lượng: 250 – 350g/trái, khoảng 4 trái/kg Mùa vụ: từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch. Hiện nay, vú sữa Lò Rèn được trồng theo tiêu chuẩn VietGap và đã được chứng nhận sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP bởi tổ chức SGS (tổ chức chứng nhận New Zealand) và cấp code nhà đóng gói cho thị trường Mỹ bởi cơ quan USDA Office (Bộ Phát triển nông nghiệp Mỹ). Hiện nay đặc sản vú sữa Lò Rèn được trồng tại vùng chuyên canh thuộc 13 xã phía Nam Quốc lộ I của huyện Châu Thành như: Bàn Long, Kim Sơn, Vĩnh Kim, Phú Phong, Song Thuận, Long Hưng, Bình Trưng, Đông Hoà, Hữu Đạo, Thạnh Phú, Dưỡng Điềm, Nhị Bình và một số xã của huyện Cai Lậy gần kề như: Mỹ Long, Long Tiên, Tam Bình. KHÓM (DỨA): Là một trong những cây ăn trái quan trọng trên thế giới đứng thứ 3 sau chuối và cây có múi. Là loại cây trồng cạn có khả năng chịu phèn và chịu hạn rất tốt. Nhiệt độ thích hợp để trồng khóm từ 20-30oC, pH 4,4 – 5,5. THƠM Đặc tính chủ yếu: Thịt quả có màu vàng đẹp, có đầy đủ các loại vitamine (trừ Vitamin D). Khóm có mùi thơm mạnh, có vị ngọt, hơi chua, độ Brix từ 16-20, axit ascorbic 216mg/l. Diện tích: 14.040 ha. Hiện nay, Tân Phước là địa bàn trồng khóm nhiều nhất của tỉnh Tiền Giang. Sản lượng là 18 tấn/ha – hơn 244.000 tấn/năm. Là vùng chuyên canh khóm lớn nhất ĐBSCL, tập trung tại huyện Tân Phước gồm các xã Thạnh Mỹ, Mỹ Phước, Hưng Thạnh, Thạnh Tân, Thạnh Hòa, Tân Hòa Đông, Tân Lập 1, Tân Lập 2, Phước Lập. Trong đó diện tích khóm VietGAP chiếm 20 ha; phổ biến là giống Queen. Trọng lượng: 1.0kg – 1.5 kg/trái. Mùa vụ: Mùa chính vụ từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch, vụ nghịch từ tháng 7 đến tháng 3 dương lịch. Tỉnh Tiền Giang đang tập trung phát triển toàn diện cây khóm theo hướng xây dựng vùng trồng khóm chuyên canh có năng suất và chất lượng cao, sản phẩm an toàn, phục vụ cho thị trường ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Gần đây, nhờ trình độ thâm canh cao, khóm Tân Phước có thể đạt năng suất hơn 18 tấn/ha. SƠ RI: Có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Về sau, nó được trồng phổ biến ở Nam Mỹ với nhiều tên gọi như: malpighia glabra, acerola hay bacbados cherry… SƠ RI Đặt tính chủ yếu: Quả sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập, sơ ri là một loại quả giàu vitamin C. Cây có thể cao từ 3 đến 5 m, có nhiều cành nhỏ. Sơ ri Gò Công là giống hiện đang được ưa chuộng vì có năng suất cao, có vị chua ngọt thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước như Nhật, Singapore, Hồng Kông… dưới hình thức sơ chế trái tươi và chế biến dưới dạng purce. Diện tích: 1.000ha Sản lượng: 40 tấn/ha – 30.000 tấn/năm, do đặc điểm sinh thái tự nhiên phù hợp nên sơ ri Gò Công có thế mạnh và tiềm năng phát triển mà ít nơi nào có được, chính vì vậy sơ ri được xem là sản phẩm đặc sản của vùng Gò Công. XOÀI CÁT HÒA LỘC: Giống địa phương, tại Hòa Hưng – Cái Bè – Tiền Giang. XOÀI Đặc tính chủ yếu: Trái to, trái thuôn dài, có rốn trái và có nhiều chấm nhỏ đen tròn khi gi, vỏ vàng tươi khi chín, đầu trái nhọn, vị ngọt, thơm ngon, hạt dẹp, không xơ, thịt mịn chắc, tỷ lệ thịt ăn được khoảng 80 – 84%. Thời gian sinh trưởng: cho trái sau 3 năm trồng. Thu hoạch trái: sau 3,5 – 4 tháng kể từ khi ra hoa. Diện tích: 4.570 ha. Sản lượng: 24 tấn/ha – 106.000 tấn/năm Trọng lượng trung bình: 450 – 600g/trái, khoảng 3trái/kg Mùa vụ: Cây cho trái tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, nghịch vụ từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch. Ở Tiền Giang xoài cát Hòa Lộc được sản xuất theo tiểu chuẩn VietGap, điển hình là Hợp tác xã Hòa Lộc – Cái Bè đã được cấp giấy chứng nhận về chỉ dẫn địa lý và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap với sản lượng hàng năm là 360 tấn. Tỉnh cũng đã qui hoạch phát triển đến năm 2015 diện tích trồng xoài chất lượng cao gồm các xã: Hoà Hưng, Tân Hưng, Tân Thanh, An Hữu, An Thái Trung, An Thái Đông, Mỹ Lương, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hậu Thành, Đông Hoà Hiệp, An Cư, Hậu Mỹ Trinh, Hoà Khánh, Mỹ Lợi A.
Bài viết liên quan